Hiện nay chúng ta có thể thấy tại hầu hết các nhà thuốc và các cơ sở kinh doah thuốc đều xuất hiện phần lớn là loại thực phẩm chức năng, chúng có nhiều công dụng khác nhau từ cải thiện sức khoẻ, sức đề kháng, khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể hay là ngăn ngừa các loại bệnh. Vậy cụ thể thực phẩm chức năng là gì? Và nó có tác dụng như nào đến sức khoẻ của người sử dụng? Các bạn hãy cùng Nhà Thuốc Vạn Phúc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng (hay còn gọi là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ) là một loại thực phẩm được nhà sản xuất phát triển và chế biến từ các loại dược liệu, thực vật hay động vật ăn được có trong tự nhiên mà trong đó các nguồn nguyên liệu thực phẩm này chứa những chất giúp bổ sung và cải thiện khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Sở dĩ nó có tên gọi là thực phẩm chức năng (hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe) là bởi đây đều là những loại thực phẩm có thể ăn được và không gây hại hay có tác dụng phụ đáng ghi nhận nào cho cơ thể người, đây cũng là lý do vì sao mà các nhà sản xuất luôn chú thích rõ trên vỏ các loại sản phẩm dòng chữ: “Đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” để tránh người sử dụng các loại thực phẩm chức năng này hiểu lầm rằng việc sử dụng các loại thực phẩm này có thể thay thế được thuốc.
(Thuốc hay dược phẩm là một hoặc nhiều hợp chất hóa học khác nhau dùng để chữa, điều trị hoặc phòng ngừa bệnh mà những hợp chất trong thuốc có công dụng đã được thử nghiệm để đạt được độ an toàn rất cao khi sử dụng trên cơ thể người. Thuốc thường được chia thành liều lượng hoặc theo toa để người sử dụng có thể dễ dàng sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ)
Ngoài những loại thực phẩm chức năng được phân thành liều lượng mà Bộ Y Tế đã quy định có tên gọi khác đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, những loại thực phẩm “đặc biệt” này có thể được nhà sản xuất điều chế thành nhiều dạng khác nhau từ viên nén, cốm vị thuốc, dược liệu đã được sắc, chiết xuất hoặc thậm chí còn là thức uống để giúp mọi người sử dụng nhanh chóng và tiện dụng nhất.
2. Các loại thực phẩm chức năng phổ biến:
2.1. Probiotic
Nghĩa của cụm từ trên là vi khuẩn thân thiện, bao gồm những vi khuẩn hay vi sinh vật có lợi cho cơ thể người và giúp bổ sung dưỡng chất và cải thiện sức khỏe của cơ quan trong cơ thể người. Một ví dụ dễ hiểu nhất của Probiotic đó là sữa chua, đây là loại chất đã được vi khuẩn không gây hại cho con người “lên men” chuyển đổi một số thành phần có trong sữa chua thành dưỡng chất có lợi cho tiêu hóa của con người
Ngoài ra trong văn hoá truyền thống của người Việt có một món ăn đặc trưng cũng được làm từ Probiotic đó là dưa muối, đây là loai thực phẩm phổ biến ở mọi nơi tại Việt Nam với cách thức làm có nhiều điểm tương đồng với sữa chua, để lên men và sau đó dùng trực tiếp. Các loại dưa muối của Việt Nam có tác dụng rất tốt trong việc cân bằng đường ruột, bôt sung chất xơ, kích thích dịch vị dạ dày. Nhưng cũng có một số lưu ý cần thiết đó là dưa muối có hàm lượng muối cao, vị chua mạnh nên tránh ăn với những người có huyết áp cao, bị viêm loét dạ dày.
2.2. Prebiotic
Prebiotic là một hợp chất có thể tìm thấy trong thức ăn, khi được hấp thực vào đường ruột trong cơ thể người, prebiotic sẽ kích thích quá trình phát triển của các vi khuẩn, vi nấm hay một số vi sinh vật có lợi khác để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và cũng là để kiềm chế những vi khuẩn có hại trong đường ruột
2.3. Các loại thực phẩm chức năng có chứa hợp chất stanol và sterol
Đây là những hợp chất thường được tìm thấy trong các phân tử hữu cơ của động vật, thực vật và nấm, ví dụ dễ hiểu nhất là chloresteron có ở trong động vật, ngoài ra những hợp chất này còn có thể là thành phẩm của một số loại vi khuẩn (nhưng chức năng của những hợp chất này có thể đã bị biến đổi). Các loại hợp chất này sau đó sẽ được điều chế và sản xuất thành những dạng thực phẩm chức năng khác nhau tùy theo chiết xuất các thành phần có được trong những cây dược liệu hay động vật để có tác dụng đến việc cải thiện sức khỏe hay sức đề kháng của con người.
2.4. Vitamin
Đây là các hợp chất hữu cơ thiết yếu để thực hiện các việc trao đổi chất trong cơ thể. Trước đây vitamin chỉ có thể chiết xuất từ thực phẩm, nhưng nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của con người, nên việc tổng hợp và sản xuất đại trà các loại vitamin đã trở nên phổ biến hơn, có một loại vitamin mà con người có thể tự tổng hợp đó là vitamin D thông qua việc tiếp xúc một khoảng thời gian ngắn với tia cực tím, lưu ý rằng việc tiếp xúc khoảng thời gian dài và liên tục với tia cực tím sẽ gây tổn thương cho da và dẫn đến ung thư da. Hiện tại có 13 loại vitamin mà con người biết đến bao gồm:
Tên Loại Vitamin | Dấu Hiệu Cơ Thể Thiếu Vitamin | Dấu Hiệu Thừa Vitamin | Nguồn Bổ Sung Vitamin |
Vitamin A | Quáng gà, lớp biểu bì quá dày, mờ đục giác mạc | Xương sọ mềm bất thường ở trẻ nhỏ, mắt mờ, viêm xương | Từ động vật: Các loại cá, gan, sữa Từ thực vật: cam, cà rốt, bí ngô, rau chân vịt, bí |
Vitamin B1 | Bệnh beriberi bao gồm các triệu chứng: Tăng nhịp tim, khó thở, sưng chân, tê chân tay Hội chứng Wernicke – Korsakoff |
Buồn ngủ, giãn cơ | Thịt lợn, yến mạch, gạo lứt, các loại rau xanh, khoai tây, gan, trứng |
Vitamin B2 | Viêm lưỡi, viêm môi bong vảy, viêm miệng | Sữa, chuối, đậu xanh, măng tây | |
Vitamin B3 | Bệnh Pellagra: viêm da, tiêu chảy, mất trí nhớ, lở loét miệng | Tổn hại cho gan (Nếu dùng >2g/ngày), mặt ửng đỏ, tiểu đường, | Thịt, cá, trứng, các loại rau, nấm |
Vitamin B5 | Chứng dị cảm: Cảm giác buồn hay kiến bò dưới da | Tiêu chảy, có thể bao gồm buồn nôn, ợ nóng | Thịt, súp lơ xanh, quả bơ |
Vitamin B6 | Thiếu máu, rối loạn hệ thần kinh | Mất cân bằng về cảm nhận cơ thể, tổn thương não bộ (trên 100mg/ngày) | Thịt, rau củ, các loại quả hạch, chuối |
Vitamin B7 | Bệnh chàm, viêm ruột non | Trứng gà sống, gan, đậu phộng, rau có lá xanh | |
Vitamin B9 | Thiếu máu đại hồng cầu trong thời gian mang thai có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh: như ống thần kinh | Chưa được ghi nhận | Thịt lợn, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa. |
Vitamin C | Chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương | Chưa được ghi nhận | Các loai hoa quả và rau củ, gan |
Vitamin D | Còi xương, loãng xương | Mất nước, nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, dễ cáu, mệt mỏi, táo bón,yếu cơ, | Địa y, trứng, gan, cá mòi, nấm hương |
Vitamin E | Rất ít trường hợp thiếu Vitamin E, bệnh thiếu máu do tan huyết dạng nhẹ | Có thể bao gồm tăng nguy cơ bị sung huyết tim | Các loại hoa quả và rau củ, quả hạch, hạt và tinh dầu từ hạt |
Vitamin K | Xuất huyết thể trạng bao gồm: đốm máu trên da, ban xuất huyết, chảy máu nướu, chảy máu mũi kéo dài | Các triệu chứng chống đông máu từ thuốc warafin | Lòng đỏ trứng, gan, các loại rau có lá xanh như rau chân vịt |
2.5. Thực phẩm bổ sung cho thể hình:
Là loại thực phẩm giúp cho việc tăng trọng lượng cơ thể dễ dàng hơn bao gồm cả việc tăng kích thước cơ, trọng lượng cơ thể cũng như cải thiện khả năng vận động của cơ thể, đồng thời các loại thực phẩm này cũng làm giảm lượng phần trăm mỡ trong cơ thể. Thông thường các loại thực phẩm bổ sung cho thể hình thường có các dạng như: thức uống giàu protein, các chuỗi liên kết amino axit, glu-ta-min, các axit béo quan trọng, crê-a-tin, HMB và sản phẩm giảm cân.
3. Lợi ích tiềm năng của thực phẩm chức năng
3.1. Ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng
Thực phẩm chức năng thường bổ sung nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm vitamin, khoáng chất, chất béo lành mạnh và chất xơ. Chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm kết với với việc bổ sung thực phẩm chức năng sẽ đảm bảo bạn nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và phòng tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng. Trên thực tế, cùng với sự ra đời và sử dụng rộng rãi của thực phẩm chức năng, tỷ lệ thiếu hụt chất dinh dưỡng trên toàn cầu đã giảm đáng kể. Ví dụ, sau khi bột mì được bổ sung thêm chất sắt được đưa vào sử dụng ở Jordan, tỷ lệ thiếu sắt ở trẻ em đã giảm gần một nửa.
3.2. Thực phẩm chức năng ngăn ngừa bệnh tật
Thực phẩm chức năng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tật. Một số ví dụ về tác dụng phòng ngừa bệnh tật như sau:
Thực phẩm chức năng giàu chất chống oxy hóa: Các chất này giúp trung hòa các hợp chất có hại được gọi là các gốc tự do, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và một số bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim, ung thư và tiểu đường.
Thực phẩm chức năng chứa nhiều axit béo omega-3: Đây là một loại chất béo lành mạnh giúp giảm viêm, tăng cường chức năng não và tăng cường sức khỏe của tim.
Thực phẩm chức năng giàu chất xơ: Có thể thúc đẩy kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn và bảo vệ chống lại các tình trạng như tiểu đường, béo phì, bệnh tim và đột quỵ. Chất xơ cũng có thể giúp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, bao gồm viêm ruột kết, loét dạ dày, trĩ và trào ngược axit.
4. Cách sử dụng thực phẩm chức năng
4.1. Không nên quá lạm dụng thực phẩm chức năng
Mặc dù việc sử dụng thực phẩm chức năng đóng góp những lợi ích rất tích cực cho sức khỏe và sức đề kháng của con người những việc lạm dụng, sử dụng quá liều so với chỉ định của nhà sản xuất có thể đem đến hiệu quả không đạt như mong muốn.
Hơn nữa, việc sử dụng ít hoặc nhiều hơn liều lượng theo chỉ định sẽ dẫn đến việc “nhờn” với các thành phần trong sản phẩm (đối với việc sử dụng liều lượng nhiều hơn mức chỉ định) hoặc khiến cho các công dụng của thực phẩm chức năng không được phát huy tối đa (đối với việc liều lượng ít hơn mức chỉ định), khiến cho việc hỗ trợ điều trị trở nên khó khăn hơn. Vì thế trước khi bạn quyết định chọn mua bất cứ loại thực phẩm chức năng nào, bạn cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sỹ kê đơn hoặc chỉ định của nhà sản xuất.
4.2. Kết hợp thực phẩm chức năng với chế độ ăn phù hợp
Ngoài việc sử dụng thực phẩm chức năng theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, việc kết hợp với chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng , phù hợp với các hợp chất có trong thực phẩm chức năng không những sẽ đem lại hiệu quả tối đa mà còn giảm thiếu các nguy cơ từ các bệnh mãn tính gây ra. Bởi lẽ, trong thành phần của thực phẩm chức năng sẽ có thể kết hợp với những hợp chất khác có trong các loại thực phẩm hằng ngày để giảm thiểu các triệu chứng cũng như nguy cơ từ các căn bệnh này gây ra.
4.3. Không tự ý kết hợp sử dụng các loại thực phẩm chức năng
Đây là những thói quen mà người sử dụng thực phẩm chức năng thường gặp phải vì nghĩ rằng những sản phẩm này không khó sử dụng như các loại thuốc mà lại có nguồn gốc từ các loại dược liệu tự nhiên nên thường có suy nghĩ “sử dụng nhiều loại cùng với nhau chẳng làm sao đâu”. Nhận định này là hoàn toàn sai lầm và có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Mặc dù là một loại sản phẩm hỗ trợ điều trị các chứng bệnh rất hiệu quả và an toàn khi sử dụng, nhưng thực phẩm chức năng không được sử dụng kết hợp với nhau khi chưa có chỉ định từ các bác sỹ hay dược sỹ y khoa.
Điều này được lý giải như sau: Trong thành phần của thực phẩm chức năng sử dụng để hỗ trợ chữa trị các chứng bệnh cần phải có những nguyên liệu có dược tính đặc thù khác nhau để có tác dụng hiệu quả đối với từng chứng bệnh cụ thể
Việc tự ý sử dụng các loại sản phẩm có thành phần không tương thích và đồng nhất với nhau sẽ dẫn đến những phản ứng ngược tạo ra những hoạt chất hoá học mới làm cho công dụng của sản phẩm không như mong muốn hoặc trầm trọng hơn dẫn đến tình trạng như: ngộ độc, tác dụng phụ, phản ứng gây hại cho cơ thể
Vì thế người dùng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ, dược sỹ y khoa để có hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng kết hợp các loại thực phẩm chức năng với nhau để vừa đạt được hiệu quả cao trong việc điều trị các loại bệnh khác nhau cũng như đảm bảo sức khoẻ cho người sử dụng.